Tại sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng?

270
uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng

Tại sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng? Đó là do hoạt động của hệ bài tiết nước bọt bị kém, dẫn đến tình trạng nước bọt tiết ra ít. Mặc dù uống nhiều nước, nhưng khi hệ bài tiết nước bọt không hoạt động tốt thì tình trạng khô miệng vẫn diễn ra. Ngoài ra tình trạng khô miệng còn bắt nguồn từ những nguyên nhân bệnh lý của cơ thể. Vì thế, hãy cùng giải đáp các lý do uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng qua bài viết sau đây nhé!

Dấu hiệu của tình trạng khô miệng 

Khi hệ thần kinh chỉ định tuyến nước bọt bị giảm tiết thì sẽ xuất hiện hiện tượng khô miệng. Hiện tượng khô miệng xảy ra có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Vùng niêm mạc, họng bị khô, giảm hoặc mất hoàn toàn vị giác.
  • Đắng miệng, thường xuyên khát nước.
  • Cảm giác khô hoặc rát trong miệng và lưỡi.
  • Khó nuốt, nhai, hoặc nói.
  • Nứt nẻ môi, chảy máu và lở loét trong miệng hoặc nứt da vùng góc miệng.
  • Suy giảm sức khỏe răng miệng do thiếu nước bọt.

>>> Các hãng nước tinh khiết nổi tiếng cho bạn: https://goinuocuong.vn/danh-muc/nuoc-tinh-khiet/

Dấu hiệu nhận biết tình trạng khô miệng
Dấu hiệu nhận biết tình trạng khô miệng

Tại sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng?

Khi đã uống nhiều nước nhưng tình trạng khô miệng vẫn diễn ra thì chắc hẳn bạn đã gặp phải một trong các nguyên nhân sau:

Do bệnh lý tuyến nước bọt

Bệnh lý tuyến nước bọt diễn ra khi các tác nhân là nấm, vi trùng gây hại cho mô tuyến nước bọt. Khi đó, tuyến nước bọt sẽ gặp phải các vấn đề như bị nhiễm trùng, có sỏi. Từ đó, chức năng bài tiết nước bọt của hệ bài tiết sẽ bị ảnh hưởng xấu, gây nên tình trạng khô miệng.

Khô miệng do bệnh lý tuyến nước bọt
Khô miệng do bệnh lý tuyến nước bọt

Do bệnh nha chu

Các bệnh lý về nha chu thường khiến miệng và lưỡi bị khô mặc dù đã uống nhiều nước. Hiện tượng bệnh lý này diễn ra khi xung quanh răng xuất hiện các ổ viêm. Từ đó, gây chảy máu lợi, khiến hơi thở có mùi hôi và gây khô miệng ở người bệnh. Để tránh khiến bệnh trầm trọng hơn thì cần giữ răng miệng sạch sẽ, khám và dùng thuốc theo sự điều trị của bác sĩ.

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng có thể là do nguyên nhân từ bệnh nha chu
Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng có thể là do nguyên nhân từ bệnh nha chu

Do các bệnh lý trong cơ thể

Dưới đây là một số bệnh khiến bạn vẫn bị khô miệng trong thời gian dài mặc dù cơ thể đã nạp đủ lượng nước: 

  • Bệnh tiểu đường: Khi đường huyết tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường, mạch máu sẽ phải chịu một áp lực lớn. Điều này, khiến lượng nước tiểu được đào thải diễn ra liên tục, gây mất nước. Từ đó khiến miệng và lưỡi người bệnh bị khô, thường xuyên khát nước mặc dù đã uống nhiều nước.
  • Bệnh thận mạn tính: Bệnh thận có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm kích thước và lượng tiết của các tuyến nước bọt, từ đó gây khô miệng. Bệnh thận mạn tính còn làm mất cân bằng hormone, như giảm tiết antidiuretic (ADH), làm tăng tiết niệu, gây mất nước, khô miệng.
  • Bệnh gan: Khi gan bị tổn thương thì không thể thải độc tố ra khỏi cơ thể, dẫn đến sự tích tụ của độc tố trong máu. Điều này làm giảm lượng nước trong cơ thể, làm khô các niêm mạc, bao gồm niêm mạc miệng.
  • Bệnh cường giáp: Đây là một bệnh do tình trạng tăng hormone tuyến giáp, khiến người bệnh luôn cảm thấy khô họng và khát nước. Một số biểu hiện của chứng bận này là bị bướu cổ, sụt cân, tiêu chảy…
Bệnh lý cơ thể là nguyên nhân gây tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Bệnh lý cơ thể là nguyên nhân gây tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng

***Tham khảo địa chỉ đại lý nước Bidrico chính hãng gần đây

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể làm giảm lượng nước bọt tiết ra, như thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống nôn, thuốc chống co giật, thuốc điều trị chứng mất ngủ…Việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng khô miệng ngày càng trầm trọng.

Thuốc uống có thể gây ra tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng
Thuốc uống có thể gây ra tình trạng uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng

Do thuốc hóa trị

Thuốc hóa trị bệnh ung thư có thể làm cơ thể mất nước, từ đó gây ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, hoặc làm phì đại tuyến nước bọt. Điều này sẽ khiến cho nước bọt giảm tiết hoặc bị cô đặc trong khoang miệng, làm cho miệng bị khô.

Thuốc hoá trị ung thư là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng
Thuốc hoá trị ung thư là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng

***Tham khảo ngay đại lý nước uống Ion Life chính hãng – giá tốt

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì tình trạng khô miệng còn bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Do viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Do chứng rối loạn thần kinh tự chủ.
  • Do thiếu máu và nóng trong người.
  • Do hội chứng suy nhược cơ thể hoặc hội chứng Sjogren.
  • Do thói quen sinh hoạt hằng ngày chưa hợp lý như uống rượu vào buổi tối, thở bằng miệng khi ngủ…
Một số nguyên nhân gây khác gây ra tình trạng khô miệng
Một số nguyên nhân gây khác gây ra tình trạng khô miệng

***Đại lý đổi bình nước 20l gần đây chất lượng

Cách chữa tình trạng khô miệng hiệu quả 

Dưới đây là một số cách chữa tình trạng khô miệng mà bạn có thể tham khảo:

  • Thường xuyên bù nước và dịch khoáng để giữ ẩm cho niêm mạc miệng. Bạn có thể chọn mua nước khoáng chất lượng tại Đại lý Dương Hạnh.
  • Nhai ngậm kẹo cao su không đường hoặc kẹo ngậm khác để kích thích tiết nước bọt.
  • Tránh uống các thức uống có chứa caffeine, cồn, hoặc đường, vì chúng có thể làm tình trạng khô miệng nặng hơn.
  • Dùng kem đánh răng không chứa xà phòng hoặc lauryl sulfate natri để không gây kích ứng miệng.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đầy đủ nước mỗi ngày.
  • Điều trị chứng ngáy vào ban đên hoặc trị chứng ngủ mở miệng.
Cách chữa tình trạng khô miệng
Cách chữa tình trạng khô miệng

Ngoài các cách trên, nếu tình trạng khô miệng kéo dài và gây khó chịu, thì bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng.

Trên đây là bài viết về vấn đề uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn biết được nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng khô miệng kéo dài. Ngoài ra, nếu có nhu cầu đặt nước uống để cấp nước cho cơ thể, hãy gọi ngay cho Đại lý nước uống Dương Hạnh qua số Hotline 02835098115 hoặc 02862830333 nhé!